KTK32CD
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

btt nhom 4 quy trinh bctc

Go down

btt nhom 4 quy trinh bctc Empty btt nhom 4 quy trinh bctc

Bài gửi  leedonmin_vn Sun Nov 07, 2010 11:47 am

DANH SÁCH NHÓM 4: MSSV:
1. Bàn Kiên Anh 0815559
2. Trần Thị Dung 0815576
3. Đinh Thị Di Đông 0815587
4. Lê Thị Thanh Hà 0815593
5. Bùi Văn Hoàn 0815618
6. Bùi Quốc Hưng 0815628
7. Lê Văn Huy 0815624
8. Cao Thị Khuyên 0815634
9. Nguyễn Hoài Lâm 0815640
10.Hoàng Thị Minh 0815652
11. Lê Thanh Minh 0815653
12. Nguyễn Thị Minh 0815655
13 Trần Thị Mơ 0815657
14. Ngô Công Phát 0815699
15. Vũ Thị Phượng 0815711
16. Vũ Thị Thắm 0815732
17. Đặng Chí Thiện 0815734
18. Vũ Mạnh Tuyên 0815766



btt nhom 4 quy trinh bctc Baocao2007



QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Các bước tiến hành

(1) Lập KH
kiểm toán


(3)Kết thúc (2) Thực hành
kiểm toán kiểm toán




I. Lập kế hoạch kiểm toán
1. Tìm hiểu khách hàng và đánh giá rủi ro
a. Thu thập thông tin về khách hàng
Trước khi chấp nhận một khách hàng để đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt động, loai hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị.
Hiểu biết cần thiết của kiểm toán viên về khách hàng bao gồm:
• Hiểu biết chung về nền kinh tế: thực trạng nền kinh tế, tỷ lệ lãi suất, mức độ lạm phát, chính sách của chính phủ, thị trường chứng khoán, kiểm soát ngoại hối và tỉ giá ngoại tệ.
• Môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán: các yêu cầu về môi trường , thi trường cạnh tranh, đặc điểm hoạt động kinh doanh…
• Nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán: các đặc điểm quan trọng về sở hữu và quản lý, tình hình kinh doanh của đơn vị, khả năng tài chính, các nhân tố liên quan tới tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của đơn vị được kiểm toán, môi trường lập báo cáo tài chính, yếu tố luật pháp.
b. Đánh giá về trọng yếu và rủi ro.
Những hiểu biết về tình hình kinh doanh là cơ sở quan trọng để kiểm toán viên đưa ra các xét đoán chuyên môn, là căn cứ để:
• Kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát . Thông qua đó, kiểm toán viên xác định được các vấn đề bất hợp lý để có thể căn cứ lưu ý, chú trọng vào đầu tư kiểm toán một cách đúng mức.
• Phân tích rủi ro kinh doanh và phương án giải quyết của người đứng đầu; xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán phù hợp, hiệu quả; xác định mức độ trọng yếu và đánh giá sự phù hợp của mức độ trọng yếu đó; đánh giá và có định hướng đúng đắn để thu thập các bằng chứng kiểm toán.
• Đánh giá đúng đắn các ước tính kế toán và giải trình của giám đốc; xác định các vùng và phạm vi phải chú ý đặc biệt trong việc kiểm toán cũng như các kỹ năng kế toán cần thiết; xác định các bên và ảnh hưởng các bên liên quan; xác định các thông tin có mâu thuẫn, bất hợp lý của đơn vị trong quá trình kiểm toán.
• Xác định các tình huống bất thường như gian lận hoặc không tuân thủ pháp luật; đặt ra câu hỏi thăm dò và đánh giá mức độ hợp lý về các câu trả lời của đơn vị được kiểm toán; xem xét sự phù hơp của chế độ kế toán, các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.
2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán
a. Phác thảo kế hoạch kiểm toán. `
Kế hoạch kiểm toán là những định hướng chỉ dẫn cho KTV có ảnh hưởng trực tiếp đén cả quá trình kiểm toán và kết quả kiểm toán, đồng thời là căn cứ để kiểm tra, kiểm soát đánh giá cuộc kiểm toán có hiệu quả, chất lượng là tin cậy hay không ; còn là căn cứ giúp KTV phân công công việc cho các trơ lí kiểm toán.
Trong kiểm toán BCTC, lập kế hoạch kiểm toán bao gồm ba bước đó là:
1) Lập kế hoạch chiến lược:
Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc cuộc kiểm toán BCTC của nhiều năm.
Ví dụ về cuộc kiểm toán BCTC của nhiều năm: năm N công ty kiểm toán ký hợp đồng kiểm toán cho năm N, thì cuộc kiểm toán BCTC của nhiều năm phải kiểm toán BCTC của năm N và các năm liên tục trước đó như năm N-1; năm N-2… Đồng thời cũng có thể kiểm toán cho năm N+1; năm N+2… thì công ty kiểm toán phải lập kế hoạch chiến lược để định hướng và phối hợp các cuộc kiểm toán giữa các năm.
Nội dung:
- Tóm tắt những thông tin cơ bản về tình hình kinh doanh của khách hàng
- Những vấn đề liên quan đến BCTC , chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng…
- Đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
- Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp kiểm toán chủ yếu khi thực hiện
- Dự kiến nhóm trưởng, thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc kiểm toán
- Xác định rõ các chuyên gia cần phối hợp và tư vấn cần thiết, như chuyên gia pháp luật, chuyên gia kỹ thuật..
Một số các điều kiện cần thiết khác.
2) Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Kế hoạch kiểm toán tổng thể là toàn bộ những dự kiến chi tiết, cụ thể về nội dung, phương pháp lịch trình và phạm vi thủ tục kiểm toán được áp dụng cho một cuộc kiểm toán.
Nội dung cơ bản, chủ yếu:
- Tình hình về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.
- Tình hình về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Kết quả đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu ban đầu của KTV.
- Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán.
- Sự phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra.
- Các vấn đề khác và những yêu cầu cụ thể.
- Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể.
3) Lập chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là một bản liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chi tiết tương ứng với từng mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định.
b. Thảo luận với khách hàng và hoàn chỉnh kế hoạch kiểm toán
Thông thường các nội dung kTV cần trao đổi với khách hàng là các vấn đè mà KTV chưa thỏa mãn khi đã có bằng chứng như việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát; các trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán trong quá trình kiểm toán…
II. Thực hiện kiểm toán
Giai đoạn thưc hiện kiểm toán gồm hai bước:
-Thực hiện các khảo sát kiểm toán nếu kiểm toán viên tin rằng kết quả khảo sát cho phép đánh giá một mức độ thấp hơn về rủi ro kiểm soát so với mức đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát và thực hiện các khảo sát cơ bản đối với các nghiệp vụ. Kết quả của hai loại khảo sát này là những yếu tố cơ bản xác định phạm vi kiểm tra chi tiết các số dư.
-Thực hiện các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết các số dư cũng như thực hiện các kiểm tra chi tiết bổ sung. Thủ tục phân tích dùng để kiểm tra tính hợp lý của các nghiệp vụ và số dư. Kiểm tra chi tiết các số dư là những thủ tục cụ thể cần thực hiện để kiểm tra những sai sót bằng tiền trong các khoản mục, chi tiêu trong báo cáo tài chính.
1. Kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền
a. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán
- Mục tiêu: thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính. Đồng thời cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan khác.
- Căn cứ: để có thể có cơ sở đưa ra ý kiến nhận xét về các chỉ tiêu tài chính có liên quan, trước hết cần xác định được phạm vi và các phương pháp, thủ tục kiểm toán cần áp dụng; tiếp theo đó KTV cần dựa vào các nguồn thông tin tài liệu nhất định để thu thập các bằng chứng về các quá trình xử lí kế toán đối với các nghiệp vụ trong chu kì.
b. Khảo sát về kiểm soát nội bộ
- Các bước công việc của chu kì:
• Xử lí đơn đặt hàng của khách hàng (người mua)
• Kiểm soát tín dụng và phê chuẩn bán chịu
• Chuyển giao hàng hóa, cung cấp dịch vụ
• Chuyển hóa đơn cho người mua và theo dõi, ghi sổ thương vụ
• Xử lí và ghi sổ các khoản thu tiền bán hàng
• Xử lí và xử lí ghi sổ các khoảng giảm doanh thu bán hàng phát sinh
- Khảo sát về kiểm soát nội bộ
• Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát nội bộ
• Khảo sát về sự vận hành các quy chế kiểm soát nội bộ
• Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ
c. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
- Thủ tục phân tích: nhằm mục đích khoanh vùng trọng tâm kiểm toán, thông thường, KTV tiến hành phân tích đánh giá tổng quát các thông tin tài chính chủ yếu có liên quan, như doanh thu bán hàng, phải thu khách hàng…
- Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ bán hàng: sự phát sinh của khoản doanh thu bán hàng đã ghi sổ; sự tính toán, đánh giá của doanh thu bán hàng; sự hạch toán đầy đủ không trùng hay sót của doanh thu bán hàng; sự phân loại và hạch toán đúng đắn; sự phân loại và hạch toán đúng kì; sự cộng dồn và báo cáo.
- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm doanh thu bán hàng
- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thu tiền bán hàng
- Kiểm tra chi tiết số dư các tài khaonr phải thu khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi
2. Kiểm toán chu kì mua hàng và thanh toán
a. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán
- Mục tiêu: nhằm xác minh các nghiệp vụ mua hàng hóa và thanh toán là có thực; được đánh giá và tính toán đúng đắn, đúng số lượng dúng đơn giá…
- Căn cứ kiểm toán: bao gồm tất cả những tài liệu để kiểm soát và chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách khách quan .
b. Khảo sát về kiểm soát nội bộ
- Các bước công việc của chu kì:
• Xử lí đơn đặt hàng và kí hợp đồng mua bán
• Nhận vật tư, hàng hóa, dịch vụ và kiểm nghiệm
• Ghi nhận khaonr nờ phải trả người bán
• Xử lí, thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ
- Khảo sát về kiểm soát nội bộ
• Thiết lập hệ thống câu hỏi sẵn về kiểm soát nội bộ chu kì mua hàng hóa, tài sản và thanh toán
• Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình kiểm soát nội bộ các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán của doanh nghiệp
• Đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ nghiệp vụ mua vào và thanh toán
• Đánh giá chi phí lới ích của việc khảo sát các quá trình
• Thiết kế các khảo sát nghiệp vụ mua hàng hóa tài sản và thanh toán nhằm làm rỏ và làm thỏa mãn các mục tiêu kiểm soát nội bộ.
c. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
- Thủ tục phân tích: trong kiểm toán chu kì mua hàng hóa , tài sản và thanh toán, KTV thường sử dụng các thủ tục phân tích đánh giá tổng quát để xem cét tính hợp lí, tính logic của hàng hóa, tài sản vật tư mua vào qua đó, xát định nhứng tính chất bất bình thường, những sai lệch thông tin về tài sản, vật tư, hàng hóa mua vào để từ đó định hướng kiểm toán.
- Kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán: kiểm tra về cơ sở dẫn liệu, sự phát sinh của nghiệp vụ; kiểm tra về cơ sở dẫn liệu đã tính toán và đánh giá; kiểm tra về cơ sở dẫn liệu phân loại và hạch toán; kiểm tra cơ sở dẫn liệu tổng hợp và công bố.
- Kiểm toán chi phí trả trước: nhằm kiểm tra, xác minh các chi phí này hoàn toàn thõa mãn các cơ sỡ đãn liệu như đảm bảo tính có thật, đã tính toán và đánh giá…Kiểm soát nội bộ là chặt chẽ, hiệu lực, hiểu quả và rủi ro kiểm soát là thấp.
3. Kiểm toán TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn
a. Mục tiêu và căn cứ
- Mục tiêu: thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính có liên quan. Đồng thời cũng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan khác.
- Căn cứ: các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị có liên quan tới TSCĐ; các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm, mua bán, sửa chữa TSCĐ và các khoản đầu tư…
b. Khảo sát về kiểm soát nội bộ
- Các bước công việc phải tiến hành:
• Xác định nhu cầu đàu tư và đưa ra quyết định đầu tư đối với TSCĐ và đầu tư dài hạn
• Tổ chức tiếp nhận các TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn
• Quản lý và bảo quản TSCĐ về mặt hiện vật trong quá trình sử dụng
• Tổ chức quản lý và ghi nhận TSCĐ và đầu tư dài hạn về mặt giá trị
• Tổ chức ghi nhận các khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn.
• Xử lý và ghi sổ các khoản chi thanh toán tiền mua sắm đầu tư TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn.
• Tổ chức xem xét, phê chuẩn và xử lý các nghiệp vụ liên quan.
- Khảo sát về thanh toán nộ bộ:
• Tiến hành nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nộ bộ của đơn vị nhằm đánh giá rủi ro kiểm soát.
• Khảo sát xem việc thiết kế hệ thống có phù hợp đảm bảo khả năng kiểm soát hay không và quá trình tổ chức thực hiện có đảm bảo tính liên tục hay không
c. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
`- Thủ tục phân tích:
• Kỹ thuật phân tích ngang: so sánh nguyên giá của các loại TSCĐ và đầu tư dài hạn hiện có của đơn vị đối với các kỳ trước; so sánh giá trị hao mòn lũy kế của các TSCĐ so với các kỳ trước …
• Kỹ thuật phân tích dọc: so sánh tỷ lệ khấu hao bình quân của kỳ này so với kỳ trước; so sánh hệ số hao mòn bình quân của toàn bộ TSCĐ và từng loại TSCĐ so với kỳ trước …
- Kiểm toán TSCĐ:
• Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ
• Kiểm toán số dư tài khoản TSCĐ
• Kiểm toán chi phí khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ
• Kiểm toán các khoản chi phí phát sinh ghi nhận ban đầu của TSCĐ
- Kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn
• Thu thập danh mục các khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cuối kỳ và làm bản kê cho các khoản đầu tư dài hạn còn tồn tại đến cuối kỳ của doanh nghiệp
• Tiến hành phân tích sơ bộ sự biến động của các khoản đầu tư dài hạn
• Kiểm tra các khoản đầu tư dài hạn trên bảng kê
• Kiểm tra việc xác định các khoản thu nhập và chi phí có liên quan đến các khoản đầu tư dài hạn phát sinh trong kỳ
4. Kiểm toán chu kì tiền lương và nhân sự
a. Mục tiêu và căn cứ
- Mục tiêu: Thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp liên quan đến quá trình xử lí các sự kiện, các nghiệp vụ tiền lương và nhân sự. Qua đó,nhận xét tính trung thực, hợp lí của các chỉ tiêu liên quan trên BCTC. Đồng thời làm ccow sở tham chiếu để kết luận các chỉ tiêu có liên quan khi kiểm toán các chu kì kiểm toán có liên quan khác.
- Căn cứ: các quy định, quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ; các tài liệu về định mức tiền lương, lao động, kế hoạch; chứng từ tài liệu kế toán có liên quan.
b. Khảo sát về kiểm toán nội bộ đối với chu kì tiền lương và nhân sự
- Các bước tiến hành công việc:
• Tiếp nhận và quản lí nhân sự.
• Theo dõi và ghi nhận thời gian lao động, khối lượng công việc, sản hẩm, lao vụ hoàn thành
• Tính lương, lập bảng tính lương và ghi chép sổ sách.
• Thanh toán lương và các khoản phải thu khác cho công nhân viên.
• Giải quyết chế độ về lương, các khoản trích theo lương và chấm dứt hợp đồng lao động
- Khảo sát về kiểm soát nội bộ:
• Tìm hiểu đánh giá tính chất đầy đủ, thích hợp với các quy chế và thủ tục kiểm nội bộ
• Đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát với chu kì tiền lương- nhân sự
c. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
- Thủ tục phân tích
• So sánh số lũy kế trên tài khoản chi phí nhân công kỳ này với kỳ trước (các kỳ trước)
• So sánh tỷ lệ chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này với kỳ trước (các kỳ trước)
• So sánh số liệu lũy kế trên các tài khoản phản ánh các khoản trích theo lương kỳ này với kỳ trước (các kỳ trước)
• So sánh các tỷ lệ biến động của số liệu lũy kế trên tài khoản chi phí nhân công và số liệu lũy kế trên các tài khoản phản ánh các khoản trích theo lương kỳ này với kỳ trước
- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương: tính có căn cứ hợp lý; sự phê chuẩn nghiệp vụ; sự tính toán, đánh giá; ghi chép đầy đủ; sự phân loại; ghi đúng kỳ; tổng hợp và chuyển số
- Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản:
• Kiểm tra chi tiết tài khoản “ phải trả người lao động”
• Kiểm tra các tài khoản chi phí nhân công
• Kiểm tra chi tiết các tài khoản phản ánh các khoản trích theo lương
- Khảo sát một số tình huống đặc thù:
• Các khảo sát tiền lương khống
• Khảo sát việc phân bổ tiền lương cho các đối tượng chịu chi phí
• Khảo sát các khả năng sai phạm khác
5. Kiểm toán chu kỳ hàng tồn kho, chi phí và giá thành
a. Mục tiêu và căn cứ
- Mục tiêu: thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp như về sự phát sinh, tính toán đánh giá, tính đầy đủ đúng đắn đúng kỳ để từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính có liên quan. Đồng thời cũng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan khác.
- Căn cứ: các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị có liên quan đến quản lý hàng tồn kho, chi phí giá thành; các tài liệu và căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ hàng tồn kho, chi phí và giá thành; các chứng từ liên quan tới hàng tồn kho; các tài liệu kiểm kê thực tế; các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết; các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết.
b. Khảo sát về kiểm soát nội bộ
- Các bước công việc:
• Quá trình mua hàng
• Tổ chức kiểm nhận nhập kho hàng mua
• Tổ chức quản lý và bảo quản hàng trong kho
• Tổ chức xuất kho sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
• Tổ chức nhập kho sản phẩm sản xuất hoàn thành
• Tổ chức xuất hàng tồn kho để tiêu thụ
• Tổ chức ghi nhận các nghiệp vụ hàng tồn kho, chi phí giá thành, tổ chức tập hợp chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm
- Khảo sát về kiểm soát nội bộ: các khảo sát cơ bản được thực hiện cho từng khâu trong hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm:
• Đối với quá trình mua hàng
• Quá trình nhập xuất kho hàng
• Đối với quá trình kiểm soát sản xuất và chi phí sản xuất
• Đối với quá trình bảo quản hàng ở kho
c. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
- Thủ tục phân tích:
• Kỹ thuật phân tích ngang: so sánh số dư của các loại hàng tồn kho cuối kì với các kì trước ; so sánh tổng chi phí và từng loại chi phí kì này với các kì trước, với dự toán chi phí đã được thiết lập…
• Kỹ thuật phân tích dọc: so sánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho với các kì trước và với số liệu bình quân ngày; so sánh tỉ lệ lãi gộp với các kì trước và với số liệu bình quân ngành ; các rủi ro liên quan đến sản phẩm, hàng hóa…
- Kiểm toán các nghiệp vụ hàng tồn kho, chi phí, giá thành:
• Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng giảm sản phẩm, vật tư hàng hóa
• Kiểm toán các nghiệp vụ tập hợp chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ) ; quá trình tính giá thành sản phẩm
- Kiểm toán số dư hàng tồn kho
• Tham gia kiểm kê hàng tồn kho
• Kiểm tra số dư hàng tồn kho cuối kì thuộc sở hữu của đơn vị nhưng không nằm trong kho của đơn vị cuối kì
Kiểm tra quá trình đánh giá số dư h- Thủ tục phân tích
• So sánh số lũy kế trên tài khoản chi phí nhân công kỳ này với kỳ trước (các kỳ trước)
• So sánh tỷ lệ chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này với kỳ trước (các kỳ trước)
• So sánh số liệu lũy kế trên các tài khoản phản ánh các khoản trích theo lương kỳ này với kỳ trước (các kỳ trước)
• So sánh các tỷ lệ biến động của số liệu lũy kế trên tài khoản chi phí nhân công và số liệu lũy kế trên các tài khoản phản ánh các khoản trích theo lương kỳ này với kỳ trước
- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương: tính có căn cứ hợp lý; sự phê chuẩn nghiệp vụ; sự tính toán, đánh giá; ghi chép đầy đủ; sự phân loại; ghi đúng kỳ; tổng hợp và chuyển số
- Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản:
• Kiểm tra chi tiết tài khoản “ phải trả người lao động”
• Kiểm tra các tài khoản chi phí nhân công
• Kiểm tra chi tiết các tài khoản phản ánh các khoản trích theo lương
- Khảo sát một số tình huống đặc thù:
• Các khảo sát tiền lương khống
• Khảo sát việc phân bổ tiền lương cho các đối tượng chịu chi phí
• Khảo sát các khả năng sai phạm khác
5. Kiểm toán chu kỳ hàng tồn kho, chi phí và giá thành
a. Mục tiêu và căn cứ
- Mục tiêu: thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp như về sự phát sinh, tính toán đánh giá, tính đầy đủ đúng đắn đúng kỳ để từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính có liên quan. Đồng thời cũng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan khác.
- Căn cứ: các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị có liên quan đến quản lý hàng tồn kho, chi phí giá thành; các tài liệu và căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ hàng tồn kho, chi phí và giá thành; các chứng từ liên quan tới hàng tồn kho; các tài liệu kiểm kê thực tế; các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết; các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết.
b. Khảo sát về kiểm soát nội bộ
- Các bước công việc:
• Quá trình mua hàng
• Tổ chức kiểm nhận nhập kho hàng mua
• Tổ chức quản lý và bảo quản hàng trong kho
• Tổ chức xuất kho sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
• Tổ chức nhập kho sản phẩm sản xuất hoàn thành
• Tổ chức xuất hàng tồn kho để tiêu thụ
• Tổ chức ghi nhận các nghiệp vụ hàng tồn kho, chi phí giá thành, tổ chức tập hợp chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm
- Khảo sát về kiểm soát nội bộ: các khảo sát cơ bản được thực hiện cho từng khâu trong hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm:

• Đối với quá trình mua hàng
• Quá trình nhập xuất kho hàng
• Đối với quá trình kiểm soát sản xuất và chi phí sản xuất
• Đối với quá trình bảo quản hàng ở kho
c. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
- Thủ tục phân tích:
• Kỹ thuật phân tích ngang: so sánh số dư của các loại hàng tồn kho cuối kì với các kì trước ; so sánh tổng chi phí và từng loại chi phí kì này với các kì trước, với dự toán chi phí đã được thiết lập…
• Kỹ thuật phân tích dọc: so sánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho với các kì trước và với số liệu bình quân ngày; so sánh tỉ lệ lãi gộp với các kì trước và với số liệu bình quân ngành ; các rủi ro liên quan đến sản phẩm, hàng hóa…
- Kiểm toán các nghiệp vụ hàng tồn kho, chi phí, giá thành:
• Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng giảm sản phẩm, vật tư hàng hóa
• Kiểm toán các nghiệp vụ tập hợp chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ) ; quá trình tính giá thành sản phẩm
- Kiểm toán số dư hàng tồn kho
• Tham gia kiểm kê hàng tồn kho
• Kiểm tra số dư hàng tồn kho cuối kì thuộc sở hữu của đơn vị nhưng không nằm trong kho của đơn vị cuối kì
• Kiểm tra quá trình đánh giá hàng tồn kho cuối kì
6. Kểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả
a. Mục tiêu và căn cứ
- Mục tiêu: đảm bảo sự tin cậy đối với quá trình hạch toán các nghiệp vụ biến động, số dư của các loại vốn vay và các loại vốn chủ sở hữu;sự trình bày báo cáo tài chính phù hợp quy định, đúng đắn, nhất quán về số liệu
- Căn cứ: các chính sách, chế độ có liên quan (như luật doanh nghiệp, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp, quy định của nhà nước về phát hành trái phiếu…); báo cáo tài chính của đơn vị; sổ hạch toán; các chứng từ kế toán (nhận tiền vay, trả nợ tiền vay…); các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến vay và trả nợ vay…
b. Kiểm toán vốn vay
- Kiểm soát nội bộ và khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với vốn vay:
• Tìm hiểu về hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ vay vốn và trả nợ tiền vay: dựa vào quan sát và phỏng vấn, xem xét để mô tả cơ cấu kiểm soát nội bộ hiện hành tại đơn vị.
• Xem xét các quy định về phân công và ủy quyền đối với các công việc phê chuẩn, quản lý hoạt động vay vốn và hoàn trả tiền vay có được đảm bảo đầy đủ, hợp lý…
• Kiểm tra xem xét việc thực hiện các bước kiểm soát, các nội dung kiểm soát đối với các hồ sơ, tài liệu để vay vốn, trả nợ tiền vay và các vấn đề liên quan.
• Thực hiện thủ tục khảo sát “Walk-through” đối với các nghiệp vụ đã ghi trong sổ, xem xết đánh giá về tính đồng bộ của các bước kiểm soát mà đơn vị đã thực hiện đối với các nghiệp vụ này.
- Khảo sát cơ bản đối với hoạt động vốn vay và trả nợ tiền vay:
• Phân tích đánh giá tổng quát: đối với số dư tiền vay, số phát sinh hoặc tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn.
• Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ đối với vốn vay: kiểm tra các chứng từ, các hợp đồng vay vốn phát sinh để thẩm định về sự hợp lệ hợp pháp của thủ tục và về sự đúng đắn, chính xác của số tiền, lãi suất…; khảo sát việc hạch toán các nghiệp vụ vay tiền, các nghiệp vụ hoàn trả tiền vay vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết; khảo sát đối với nghiệp vụ trả nợ tiền vay và lãi vay.
• Kiểm tra chi tiết về số dư tài khoản vốn vay: yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp một bảng liệt kê chi tiết về các khoản nợ vay và tiền lãi tính dồn và sử dụng bảng liệt kê này để kiểm tra, đối chiếu với số liệu các sổ kế toán có liên quan.
c. Kiểm toán vốn chủ sở hữu
- Khảo sát cơ bản về kiểm soát nội bộ đối với vốn chủ sở hữu:
• Sự tuân thủ các yêu cầu về mặt pháp lý hay những quy định, những nguyên tắc trong việc hình thành và sử dụng vốn chủ sở hữu
• Việc thực hiện sự xét duyệt đối với các nghiệp vụ liên quan đến vốn chủ sở hữu
• Việc thực hiện kiểm tra định kỳ của kế toán trưởng đối với số dư các loại vốn chủ sở hữu
- Khảo sát cơ bản đối với vốn chủ sở hữu:
• Lập bảng phân tích các loại vôn chủ sở hữu:
• Kiểm tra các chứng từ gốc của các nghiệp vụ biến động vốn chủ sở hữu
• Kiểm tra chi tiết về các nghiệp vụ đối với vốn chủ sở hữu
• Kiểm tra việc trình bày và khai báo các loại vốn chủ sở hữu:
7. Kiểm toán các thông tin tài chính khác
a. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền
- Mục tiêu: Kiểm tra đánh giá hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm tra xác nhận mức độ trung thực hợp lý của các khoản mục trong quản lý các nghiệp vụ biến động của vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền.
- Căn cứ: các chính sách, chế độ có liên quan đến quản lý vốn bằng tiền và các khoản liên quan; các BCTC: bảng cân đối kế toán, thuyết minh BCTC; các sổ hạch toán; các chứng từ kế toán; các hồ sơ tài liệu khác có liên quan.
b. Các thông tin tài chính cần kiểm toán:
- Kiểm toán tiền mặt
- Kiểm toán tiền gửi ngân hàng
- Kiểm toán tiền đang chuyển
- Kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kiểm toán chi phí và thu nhập tài chính
- Kiểm toán chi phí và thu nhập khác
III. Kết thúc kiểm toán:
• Yêu cầu:
- Đơn vị được kiến nghị báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
- Tổ chức kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Cụ thể gồm các công việc sau:
1. Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán.
a. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng
- Các vụ kiện chưa xét xử do đơn vị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hoặc về trách nhiệm pháp lí đối với sản phẩm.
- Những trranh chấp về thuế với cơ quan thuế
- Các bảo lảnh về công nợ của người khác…
b. Xem xét sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC
- Đối với các sự kiện cần phải điều chỉnh BCTC là những sừ kiện phát sinh sau ngày kết thúc kì kế toán năm cung cấp các bằng chứng về các sự kiện đã tồn tại trong năm tài chính.
- Đối với các sự kiện không cần phải điều chỉnh BCTC là các sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC
- Các thủ tục kiểm toán có thể áp dụng để xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày thúc niên độ
c. Xem xét về giả định hoạt động liên tục:
- BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt đông trong tương lai gần
d. Đánh giá kết quả
- Áp dụng các thủ tục phân tích: nhằm đánh giá tính đồng bộ và xác thực của các thông tin tài chính thu thập được nhất là những số liệu kiểm toán của các khoản mục trên BCTC.
- Đánh giá sự đầy đủ của các bằng chứng: nhằm đảm bảo rằng mọi khía cạnh quan trọng của cuộc kiểm toán đã được kiểm tra và đánh giá đầy đủ
- Đánh giá tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh
- Rà soát lại hồ sơ kiểm toán
-Yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình của giám đốc
- KIểm tra các công bố trên thuyết minh BCTC
- Xem xét các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã kiểm toán (báo cáo thường niên)
2. Báo cáo kiểm toán về BCTC
a. Khái niệm và vai trò
- Khái niệm: báo cáo kiểm toán là văn bản do KTV lập và công bố để thể hiện ý kiến chính thức của mình về BCTC của một đơn vị đã được kiểm toán
- Vai trò:
• Đối với KTV báo cáo kiểm toán là tài liệu trình bày các kết luận sau cùng về BCTC đã được kiểm toán
• Đối với người sử dụng BCTC thì đó là căn cứ để họ đánh giá các thông tin và đưa ra những quyết định kinh tế.
• Đối với đơn vị được kiểm toán BCKT chấp nhận toàn phần góp phần làm tăng độ tin cậy của thông tin trên BCTC
b. Các yếu tố cơ bản của BCKT về BCTC
- Tiêu đề: để phân biệt với các báo cáo do người khác lập
- Người nhận: phải ghi tên người nhận phù hợp với hợp đồng kiểm toán
- Đoạn mở đầu: ghi rõ đối tượng, ngày lập và niên độ của BCTC; khẳng định trách nhiệm đối với BCTC được kiểm toán.
- Phạm vi kiểm toán
- Ý kiến của KTV: việc phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu; việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.
- Địa điểm và thời gian lập BCKT.
- Chữ ký và con dấu
3. Các loại BCKT
a. Ý kiến chấp nhận toàn phần: khi BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị và phù hợp với chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành.
b. Ý kiến chấp nhận từng phần: trên BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại trừ hoặc yếu tố tùy thuộc vào mà KTV nêu ra trong báo cáo.
c. Ý kiến từ chối nhận xét: khi KTV bị giới hạn phạm vi kiểm toán nghiêm trọng ảnh hưởng tới phần lớn các khoản mục trên BCTC.
d. Ý kiến không chấp nhận: khi KTV có bất đồng quan điểm nghiêm trọng với nhà quản lý làm sai lệch các khoản mục trên BCTC.

leedonmin_vn
leedonmin_vn
Trùm sò
Trùm sò

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 28/10/2010
Age : 34
Đến từ : Dak Lak

Về Đầu Trang Go down

btt nhom 4 quy trinh bctc Empty jd

Bài gửi  phuongkt Sat Nov 20, 2010 8:25 am

sao các nhóm khác ko đưa lên vậy

phuongkt
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

btt nhom 4 quy trinh bctc Empty Re: btt nhom 4 quy trinh bctc

Bài gửi  leedonmin_vn Mon Nov 22, 2010 12:04 am

chac may ban do ko vao do ma Very Happy:D
leedonmin_vn
leedonmin_vn
Trùm sò
Trùm sò

Tổng số bài gửi : 39
Join date : 28/10/2010
Age : 34
Đến từ : Dak Lak

Về Đầu Trang Go down

btt nhom 4 quy trinh bctc Empty Re: btt nhom 4 quy trinh bctc

Bài gửi  muoi_ytn Tue Apr 05, 2011 4:29 pm

mình thấy các bạn làm cái này rất hay.
Các bạn có thể giúp mình hiểu rõ về: Kiểm soát nội bộ đối với chu trình thu nhập và chi phí
Mình dg cần để làm tiêu luân na!

muoi_ytn
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

btt nhom 4 quy trinh bctc Empty Re: btt nhom 4 quy trinh bctc

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết